CĐ9K ĐH Tài nguyên & Môi trường Hà Nội

Dự báo tương lai
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share
 

 SV Khí tượng “nói lý thuyết như gió”?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
۩ (¯`•♦BOSS♦•´¯) ۩
۩ (¯`•♦BOSS♦•´¯) ۩
Admin

Post : 40
Danh vọng : 4636
Thanks : 6
Ngày gia nhập : 17/01/2012
Tuổi : 36
Đến từ : Hà Nội

SV Khí tượng “nói lý thuyết như gió”? Empty
Bài gửiTiêu đề: SV Khí tượng “nói lý thuyết như gió”?   SV Khí tượng “nói lý thuyết như gió”? I_icon_minitimeThu Jan 19, 2012 10:40 am

Loading
Tại phòng Quan trắc thực hành, Trường CĐ Tài nguyên Môi trường (TNMT), hơn 30 SV lớp CĐ K6, khoa Khí tượng Thủy văn, được chia thành những nhóm nhỏ cùng đọc, so sánh số liệu, hiệu chỉnh khí áp... trên 4 chiếc máy quan trắc do Liên Xô sản xuất đã có tuổi đời vài chục năm.

“Cưỡi ngựa xem hoa”

TS. Nguyễn Viết Lành, chủ nhiệm khoa Khí tượng thủy văn, CĐ TNMT cho biết: SV đã quen thao thác, thực hành trên những chiếc máy đã cũ kỹ, lạc hậu, nên khi đi thực tập hoặc đi làm tại các trung tâm khí tượng bên ngoài, sẽ rất lúng túng khi sử dụng những chiếc máy quan trắc hiện đại.

Mô tả ảnh.

Máy tính cho SV ngành khí tượng ở Trường CĐ TNMT đã cũ, lại xuống cấp trầm trọng

Cũng theo ông Lành, để giải một bài toán khí tượng đòi hỏi những phép tính phức tạp thì cần một hệ thống máy tính cực kỳ tốt. Nhưng phòng phân tích dự báo của khoa chỉ vẻn vẹn có 5 chiếc máy tính đời cũ, đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng.
http://a9.vietbao.vn/images/vn902/giao-duc/20873885_images1869766_Picture%20160.jpg

Còn TS. Phan Văn Tân, chủ nhiệm bộ môn Khí tượng, khoa Khí tượng thủy văn và Hải dương học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (KHTN), ĐHQG Hà Nội thì ví von: SV “nói lý thuyết như gió”, nhưng lúng túng khi vẽ và phân tích một bản đồ hay làm một bài toán dự báo.

Việc thiếu một môi trường thực hành dự báo chuyên nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực phân tích, phán đoán của các dự báo viên tương lai.

Bốn năm học, SV ngành khí tượng của Trường ĐH KHTN chỉ có hai môn liên quan đến thực hành máy móc là thực tập đại cương và thực tập dự báo ra ngoài, gói gọn trong 5 tín chỉ. Theo TS. Nguyễn Thanh Sơn, trưởng khoa Khí tượng thủy văn và Hải dương học thì: ít khi SV có thể "sờ" vào những máy móc hiện đại ở các trung tâm dự báo lớn, vì những đơn vị đó chủ yếu làm dịch vụ.

“Nặng” lý thuyết, nhưng hệ thống giáo trình, tài liệu còn sơ sài và lạc hậu, nên tình trạng dạy và học chẳng khác “cưỡi ngựa xem hoa”. Theo TS. Nguyễn Viết Lành, những người viết giáo trình chủ yếu được đào tạo ở Liên Xô, vốn thuộc vùng khí hậu ôn đới, vĩ độ cao. “Thầy học thế nào, về dạy như thế”, trong khi đó khí hậu Việt Nam lại mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

Hiện nay, cả ngành khí tượng chỉ có duy nhất một cuốn giáo trình về khí hậu Việt Nam.

Điểm thấp cũng không tuyển đủ SV

Theo TS. Nguyễn Thanh Sơn, mỗi năm Nhà nước cần 300 đến 400 kỹ sư khí tượng, nhưng ngành khí tượng của Trường ĐH KHTN tuyển mãi không nổi 50 SV. Trong đó, SV trúng tuyển nguyện vọng 1 chỉ có khoảng 5 em, còn lại là lấy theo NV2 và NV3.

Ngành Hải dương học và Khí tượng thủy văn của Trường ĐH KHTN TP.HCM năm 2008 tuyển 100 chỉ tiêu nhưng cũng chỉ có 20 thí sinh nhập học.

Ngành khí tượng thủy văn của CĐ TNMT lấy 100 chỉ tiêu, điểm trúng tuyển là 10 điểm, nhưng khóa 2005-2008 cũng chỉ tuyển được 9 SV thủy văn, 18 SV khí tượng. “Năm nào cũng lấy thấp mới gần đủ chỉ tiêu, nhưng số đăng ký càng ngày càng giảm”, ông Lành buồn bã.

Ông Lành cũng cho biết thêm: “Ngành khí tượng thiên về đào tạo toán, lý, công nghệ thông tin với một lượng kiến thức rất cao và khó. Chất lượng đầu vào của SV thấp khiến nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong đào tạo”.

Theo TS Nguyễn Thanh Sơn, nhiều SV ngành khí tượng có tâm lý chán nản vì học khó, chương trình nặng, điểm thấp, không có tính cạnh tranh... Nan giải nhất là nỗi lo ra trường lương thấp, công việc nặng, không có thu nhập thêm.

Còn SV khoa Khí tượng thủy văn của CĐ TNMT thì sau khi tốt nghiệp cũng bươn trải với trăm nghề: trực điện thoại, tiếp thị, thậm chí là "chạy chợ"...

Học khí tượng lấy được 2 bằng

SV khí tượng, Trường ĐHKHTN sẽ được nhận thêm bằng Công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp

Từ năm học 2009-2010, Trường ĐH KHTN tổ chức đào tạo các ngành Khí tượng, Thủy văn, Hải dương và Công nghệ biển liên thông với ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ thuộc ĐHQG Hà Nội. Như vậy, SV sẽ được nhận 2 bằng đại học sau 5 năm học tập.

Những SV đạt 21 điểm đầu vào, nếu có nguyện vọng sẽ được tuyển thẳng vào lớp cử nhân chất lượng cao ngành Khí tượng thủy văn với những ưu đãi đặc biệt như: miễn học phí, miễn phí đường truyền internet, sử dụng và khai thác miễn phí những tài liệu quý hiếm, tham gia vào các nhóm nghiên cứu khoa học với giảng viên...

Giờ sinh hoạt lớp hàng tháng được tổ chức thành giờ nói chuyện, đối thoại với những cán bộ của các cơ quan ngành khí tượng thủy văn. Từ đó, giúp SV tìm hiểu về các cơ hội việc làm, thực trạng nghề nghiệp, chế độ lương bổng... Ngoài ra, tổ chức tham quan các trung tâm khí tượng có cơ sở vật chất hiện đại.

Khoa Khí tượng Thủy văn, Trường CĐ TNMT thì đang chuẩn bị xây dựng một cơ sở vật chất dành cho thực hành trị giá 13 tỷ đồng.

Sơn Khê

Việt Báo (Theo_VietNamNet) SV Khí tượng “nói lý thuyết như gió”? 20873885_images1869767_12SV Khí tượng “nói lý thuyết như gió”? 20873885_images1869767_12
Chữ ký của Admin

Về Đầu Trang Go down
https://cd9k.forumvi.com
 

SV Khí tượng “nói lý thuyết như gió”?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết liên quan


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CĐ9K ĐH Tài nguyên & Môi trường Hà Nội :: ๑۩۞۩๑♦ (¯`•♦( TRAO ĐỔI VỀ CUỘC SỐNG, NGHỀ NGHIỆP. )♦•´¯) ♦๑۩۞۩๑ :: Tâm sự của các chuyên viên KTTV-